logo

Thái Bình, Nam Định, Điện Biên, Cao Bằng và loạt địa phương xin được ưu tiên ‘rót tiền‘ làm cao tốc

Thảo luận về chính sách tài chính và tiền tệ trong Chương trình phục hồi kinh tế, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) ở các địa phương “xin” được ưu tiên bố trí vốn để xây đường cao tốc.

Các đại biểu đến từ Nam Định và Thái Bình đồng loạt xin ưu tiên xây dựng cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình nối với Hải Phòng và Quảng Ninh.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) đề nghị trong gói cơ sở hạ tầng cần ưu tiên những tuyến cao tốc mang tính quan trọng, giải quyết các điểm nghẽn của nền kinh tế. Bà Dung cho rằng cao tốc qua tỉnh Thái Bình sẽ giúp tỉnh này có nhiều cơ hội phát triển.

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) cũng đề xuất đẩy nhanh tuyến đường này để giải quyết điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng cho các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng. Dự án này dài 79 km, nằm trong quy hoạch đường bộ cao tốc Việt Nam, được phê duyệt năm 2016.

Nói về sự cấp thiết, ông Dũng cho biết hiện khu vực Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình chỉ có các tuyến theo hướng Đông - Tây nhưng chưa có tuyến Tây Bắc - Đông Nam, chưa có tuyến ven biển nào. Cao tốc sẽ giúp đẩy nhanh liên kết vùng, khai thác kinh tế biển, hỗ trợ tuần tra an ninh, quốc phòng.

"Qua các tỉnh này chỉ có quốc lộ 10 hiện đã quá tải. Chúng tôi thấy đầu tư tuyến này là rất quan trọng, cần thiết", ông Dũng nói.

Toàn cảnh Kỳ họp bất thường Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Qh)

Cũng liên quan đến cao tốc, đại biểu Lò Thị Luyến (Điện Biên) đề nghị Chính phủ cân đối kinh phí, tạo điều kiện một số dự án đường cao tốc vùng núi phía Bắc được triển khai sớm hơn so với thời gian được ghi trong quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 như cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng – Tuyên Quang – Sơn La- Điện Biên,...

Đến từ Cao Bằng, ĐBQH Bế Minh Đức bày tỏ nhất trí với việc chi đầu tư phát triển như nêu tại điểm B điều a tại dự thảo nghị quyết để tập trung triển khai trong 2 năm 2022, 2023. Với quy định phải đảm bảo nguyên tắc điều hòa nguồn vốn đầu tư công trong chương trình để ưu tiên cho các công trình trọng điểm có tác dụng lan tỏa liên kết vùng thúc đẩy tăng trưởng có khả năng hấp thụ vốn, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành trong năm 2022, 2023.

Ông Đức cũng đồng tình với việc bổ sung 102.000 tỷ đồng nêu tại điểm d điều 3 để bổ sung kế hoạch đầu tư công của năm 2022 cho các chương trình dự án thuộc chương trình phục hồi kinh tế đã đủ thủ tục theo quy định đã nêu tại dự thảo nghị quyết.

Tuy nhiên, với những nội dung nêu tại điểm d điều 3, vị ĐBQH này đề nghị Chính phủ đưa dự án kết nối cao tốc đoạn từ TP. Cao Bằng đến đoạn đường cao tốc Đồng Đăng - Lạng Sơn, Trà Lĩnh - Cao Bằng với quy mô đường tốc độ cao, chiều dài hơn 25km, tổng vốn đầu tư 1.350 tỷ đồng, thời gian hoàn thành vào năm 2023 vào danh mục các dự án giao thông kết nối vào phụ lục 7 thuộc chương trình phục hồi kinh tế - xã hội.

Lý do, thứ nhất, tuyến đường trên phụ thuộc với những nguyên tắc được ghi trong dự thảo nghị quyết đó là dự án có tác dụng lan tỏa liên kết vùng, thúc đẩy tăng trưởng, có khả năng hấp thụ vốn đã được tỉnh rà soát, nghiên cứu lựa chọn xong phương án đầu tư có thể hoàn thành trong năm 2022, 2023.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh theo hình thức đối tác công tư đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1212 ngày 10/8/2020, theo đó dự án sẽ được triển khai hoàn thành giai đoạn 1 từ năm 2021 -2025, đồng thời căn cứ vào chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thông qua Kết luận số 319 tại buổi làm việc với tỉnh Cao Bằng, tỉnh đã tiến hành rà soát và lựa chọn xong phương án đầu tư tuyến kết nối TP. Cao Bằng với đường cao tốc do đó có thể triển khai ngay khi có vốn.

Thứ hai, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cao Bằng đã tính toán cắt giảm 22 dự án đâu tư công, giãn tiến độ nhiều dự án khác để bố trí nguồn vốn trên 4.000 tỷ đồng cho đường cao tốc nhằm hoàn thành dự án trước 2025.

Như vậy Cao Bằng đã bố trí tăng thêm hơn 1.500 tỷ đồng cho dự án đầu tư công tuyến cao tốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ 3, để phát huy hiệu quả tuyến cao tốc Đồng Đăng - Lạng Sơn, Trà Lĩnh - Cao Bằng khi hoàn thành giai đoạn 1 thì việc có tuyến đường nối TP. Cao Bằng với đường cao tốc là cần thiết.

Thái Bình, Nam Định, Điện Biên, Cao Bằng và hàng loạt địa phương xin được ưu tiên “rót tiền” làm cao tốc. (Ảnh: TTBC)

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa - Vũng Tàu) đề xuất ưu tiên xây dựng tuyến cao tốc nối Biên Hòa (Đồng Nai) với Vũng Tàu bằng hình thức đầu tư công, thay vì đầu tư theo đối tác công - tư (PPP) như được phê duyệt chủ trương ban đầu.

Theo ông Hùng, dự án đường cao tốc này được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư theo hình thức PPP năm 2021 với tổng mức khoảng gần 20.000 tỷ. Tuy nhiên, dịch bệnh gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong thu hút tài chính.

Dự án có vai trò đặc biệt quan trọng, phát huy liên kết vùng, nối các trung tâm kinh tế lớn như Bình Dương, TP.HCM và Đông Nai với cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Mặt khác, đường này sẽ giúp kết nối cảng hàng không quốc tế Long Thành trong tương lai, thúc đẩy kinh tế của nhiều tỉnh phía Nam.

"Nếu làm bằng đầu tư công thì 2021-2023 có thể hoàn thành toàn tuyến", ông Tâm Hùng nói.

create Huyền Anh / danviet.vn

View: 1252

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP BIC VIỆT NAM 

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo hotline tư vấn:
0834 88 0066 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới. 
Chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.

scrolltop
MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69 ROYAL38 ROYAL38 ROYAL38 ROYAL38 ROYAL38 ROYAL38 ROYAL38 ROYAL38
SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI